Windows là một môi trường hoạt động do Microsoft tạo ra. Nó cung cấp cho những người sử dụng PC một giao diện người dùng đồ họa (GUI), đây là một môi trường chủ yếu dựa vào các hình ảnh, các nút và các tùy chọn menu trên màn hình thay vì dựa vào các lệnh được gõ nhập.
Việc đưa ra các lệnh cho các chương trình Windows chỉ là nhấp vào các hình ảnh trên màn hình hay thực hiện các thao tác chọn từ các menu các danh sách tùy chọn trên màn hình. Nếu bạn quên cách thực hiện một tác vụ nào đó, bạn thường có thể làm mới bộ nhớ bằng cách di chuyển quanh màn hình và xem các hộp chọn có sẵn.
Hầu hết các chương trình được thiết kế để chạy trong Windows có diện mạo và cách hoạt động giống nhau. Các chương trình ứng dụng Windows có thực thể như các biểu tượng (các hình ảnh tiêu biểu cho các file dữ liệu, chương trình, hay các folder), các hộp thoại (các khung hiển thị thông tin và/hoặc đặt ra câu hỏi), và các cửa sổ (các khung mà các chương trình và thông tin được hiển thị trong đó).
Hầu như tất cả các chương trình Windows có các hệ thống menu tương tự và ít nhất một vài lệnh giống nhau. Để thoát khỏi hầu hết các trình ứng dụng Windows, bạn chọn tùy chọn Exit từ một menu có tên là File. Sau khi bạn đã nắm vững một chương trình Windows, bạn dễ dàng học chương trình kế tiếp.
Windows cho phép bạn chạy nhiều chương trình cùng lúc. Nếu bạn chỉ mới bắt đầu sử dụng máy tính thì tính năng này có thể có một giá trị giới hạn: Tại sao bạn muốn chạy hai chương trình cùng lúc khi bạn vẫn chưa nắm vững chương trình thứ nhất? Tuy nhiên sau khi bạn đã thành thạo hơn về hệ thống của mình, bạn có thể nhận thấy tính năng này rất hữu ích.
Hãy tưởng tượng bạn nhận được một cuộc điện thoại về các số liệu bán hàng gần đây nhất trong khi bạn đang nhập một lá thư trong chương trình xử lý văn bản. Nếu bạn đang sử dụng Windows, bạn có thể dễ dàng mở chương trình trang bản tính và tìm thông tin cần thiết mà không phải thoát khỏi chương trình xử lý văn bản. Khi bạn thực hiện xong, chỉ bằng một thao tác nhấp chuột hay nhấn phím, bạn sẽ được đưa trở lại tài liệu xử lý văn bản, và chọn chính xác nơi mà bạn đã rời khỏi.
Windows có một tính năng được gọi là Clipboard. Tính năng này cho phép bạn dễ dàng sao chép hay di chuyển dữ liệu từ chương trình này sang chương trình kia và bạn có thể thực hiện điểu này bằng cách sử dụng các lệnh Cut, Copy và Past trong hầu hết tất cả các chương trình trong Windows. Điều này có nghĩa là bạn có thể sao chép các số liệu bán hàng đỏ trực tiếp từ trang bảng tính sang tài liệu xử lý văn bản mà không phải sử dụng bất kỳ lệnh xuất hay nhập đặc biệt nào.
Bạn có thể thực hiện nhiều việc cùng: đọc báo trong khi xem ti vi, nói chuyện điện thoại trong khi nấu ăn, nhai kẹo cao su trong khi chạy bộ.
Windows không chỉ cho phép bạn mở hai (hay nhiều) chương trình cùng một lúc, mà nó còn cho phép bạn thực hiện công việc trong cả hai chương trình cùng lúc. Nếu bạn cần thực hiện một tác vụ chiếm nhiều thời gian trong một chương trình – chẳng hạn như sao chép một file lớn từ Internet – bạn có thể bắt đầu tiến trình và sau đó chuyển sang một chương trình khác. Tác vụ đầu tiên sẽ tiếp tục được thực hiện trong khi bạn làm việc trong chương trình thứ hai. Khả năng làm một lúc hai hoặc nhiều việc này được gọi là đa tác vụ (multitasking).
Thiết bị cần thiết để chạy Windows
Để chạy Windows, bạn cần một PC khá mạnh, một PC có cả một CPU vừa đủ nhanh (bạn nên sử dụng loại Pentium 500MHz) và một lượng bộ nhớ cần thiết (ít nhất là 64 MB, mặc dù 128 MB thì tốt hdn). Bạn cũng cần một monitor và card video adapter có khả năng hiển thị đồ họa. Card video là board mở rộng cho phép máy tính “đối thoại” với monitor.
Giao dịch ngoại hối hoán đổi, hay còn gọi là thị trường ngoại hối, đã trở thành một phần không…
Trong môi trường kinh doanh ngày nay, việc bảo vệ và quản lý tài sản quan trọng cùng thông tin…
Bạn đang tìm kiếm một đối tác tin cậy để hỗ trợ tài chính và tài trợ trong hoạt động…
Mua bán ngoại tệ là một lĩnh vực đầy thách thức nhưng cũng hứa hẹn với những cơ hội sinh…
Hiện nay, việc mở tài khoản doanh nghiệp online trở nên ngày càng phổ biến và tiện lợi. Người kinh…
Trong bối cảnh kinh tế biến đổi không ngừng, việc quản lý lãi suất vay vốn doanh nghiệp trở nên…