Làm thế nào để tối ưu hình ảnh cho màn hình LCD

Làm thế nào để tối ưu hình ảnh trên màn hình LCD, cách tinh chỉnh màu sắc và các bộ phận liên quan đến màn hình máy tính. 

Màn hình máy tính là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với chúng ta. Sở hữu một màn hình tốt, chất lượng cao, hình ảnh sinh động rõ nét sẽ tạo nhiều cảm hứng hơn cho chúng ta khi thực hiện công việc. Với thị trường đa dạng và phát triển liên tục của các dòng điện tử, màn hình được sản xuất với nhiều chủng loại khác nhau, luôn được cập nhật những kỹ thuật tiên tiến nhất. Vậy để có những hình ảnh đẹp vời màn hình LCD chúng ta cần biết những gì, sau đây cùng tham khảo nhé!

Chất lượng màu

Màn hình càng hiển thị được nhiều màu thì độ trung thực của hình ảnh càng cao. Hầu hết PC đều yêu cầu hỗ trợ thiết lập màu cao nhất, thường là chế độ 32 bit màu. Nhưng nếu đang sử dụng đồ hoạ tích hợp thì điều này có thể làm giảm hiệu năng máy tính, hãy giảm lượng màu xuống còn 24 bít hoặc 16 bit để tăng tốc cho hệ thống.

Tần số làm tươi (Refresh rate) và thời gian đáp ứng (response time)

Màn hình CRT thường bị nhấp nháy, gây mỏi mắt và khó chịu cho người sử dụng, nguyên nhân có thể là do đặt tần số làm tươi quá thấp. Lời khuyên hữu ích cho người sử dụng là nên đặt độ phân giải mà màn hình hỗ trợ tần số làm tươi tối thiểu ở mức 72 Hz để tránh mỏi mắt.

Tuy nhiên, với màn hình LCD, màn hình bị nhấp nháy không phải là vấn đề bởi thiết bị này không làm tươi toàn bộ màn hình mà chỉ thay đổi điểm ảnh. Tần số làm tươi chỉ ở 40 Hz cho tới 60 Hz đối với màn hình LCD cũng đủ tốt. Một vấn đề cần khác cần phải chú ý đối với người sử dụng màn hình LCD mà đặc biệt là các game thủ lại là thời gian đáp ứng của màn hình. Tần số đáp ứng là khoảng thời gian cần thiết để một điểm ảnh cần phải được chuyển từ đen sang trắng và lại chuyển sang đen. Những màn hình LCD cũ thường có thời gian đáp ứng chậm hơn 20 ms nhưng gần đây những màn hình LCD mới có thời gian đáp ứng nhanh hơn rất nhiều, màn hình cao cấp có thời gian đáp ứng là 12 ms hoặc thấp hơn.

Tinh chỉnh bằng các nút điều khiển

Khi sử dụng màn hình LCD hoặc CRT, đừng ngại mò mẫm các nút điều chỉnh của nó. Những thiết lập thích hợp có thể đem lại hình ảnh sắc nét và tuyệt vời hơn rất nhiều so với thiết lập sẵn từ nhà sản xuất.

Màn hình LCD thường dễ dàng điều chỉnh hơn nhiều so với CRT. Rất hiếm khi bạn phải điều chỉnh màn ảnh sang bên trái, bên phải, đi lên hay xuống dưới… giống như CRT. Mặc dù vậy, màn hình LCD cũng hỗ trợ nút nhấn hoặc thiết lập tự điều chỉnh vị trí của màn ảnh. Cuối cùng, màn hình LCD thường yêu cầu ít tinh chỉnh màu sắc hay độ tương phản khi lựa chọn ở độ phân giải chuẩn.

Độ sáng và độ tương phản

Thiết lập độ sáng quản lý cường độ sáng của màn hình. Màn hình LCD thường sáng hơn màn hình CRT, vì vậy tăng độ sáng có thể là không cần thiết và đem lại kết quả không mong muốn. Điều chỉnh độ tương phản sử dụng biểu đồ màu xám như các chương trình như DisplayMate để đem lại khả năng thể hiện màu xám tốt nhất. Màn hình LCD thường gây mất những chi tiết tối ở cuối dải màu này.

Sắc thái và độ ấm của màu

Có hai loại nguồn sáng khác nhau là loại nguồn sáng trắng-xanh lạnh và nguồn sáng trắng-đỏ nóng. Hầu hết các màn hình đều đưa ra ít nhất 3 lựa chọn và sắc thái hoặc độ ấm của màu dựa theo nguồn sáng vị trí đặt màn hình. Những thiết lập này được đặt nhãn là Model , Mode 2, Mode 3 tương ứng với Cao, Trung bình và Thấp. Ngoài ra, các nhà sản xuất thường đặt độ ấm của màu sắc dựa theo độ Kelvin(K). Thông thường thiết lập chuẩn là 9300K hoặc trung tính với 6500K và sắc thái hơi đỏ với 5000K. Rất nhiều loại LCD cho phép người sử dụng tinh chỉnh màu sắc bằng cách cân bằng ba màu cơ bản đỏ, xanh da trời, và xanh lá cây.

Làm thế nào để tối ưu hình ảnh cho màn hình LCD

Chẩn đoán bệnh cho LCD

Màn hình LCD thường dễ duy trì và bảo dưỡng hơn màn hình CRT. Tuy vậy, trước khi mua sắm và sử dụng bạn cần chú ý tới hai “căn bệnh” khá phổ biến của LCD.

Màn hình trống

Nếu đèn nguồn vẫn sáng mà lại không hiển thị hình ảnh, hãy kiểm tra kết nối giữa màn hình LCD và PC để kiểm tra chắc chắn rằng màn hình vẫn nhận được tín hiệu video. Nếu cáp tín hiệu video vẫn được cắm cả hai đầu, hãy thử kết nối màn hình khác vào PC để đảm bảo rằng cáp hoặc card đồ hoạ vẫn hoạt động tốt. Nếu màn hình thứ hai hiển thị tốt, rất có thể màn ảnh của LCD đã bị hỏng. Nếu màn hình LCD vẫn còn thời gian đang bảo hành hãy đem ra trung tâm bảo hành.

Điểm chết trên màn hình LCD

Hầu hết các nhà sản xuất màn hình LCD đều không thể cam đoan rằng không có những điểm chết trong các sản phẩm của họ. Những điểm chết này thường gây khó chịu cho người sử dụng nhưng số điểm ảnh chết cho phép của mỗi màn hình là từ 3 cho đến 10 điểm chết. Chính vì vậy, khả năng đổi màn hình mới khi có điểm chết là rất khó khăn. Do đó, trước khi mua màn hình LCD, bạn hãy bật màn hình lên và quan sát thật kĩ xem có điểm chết nào không trước khi mua hàng.

Trên đây là những thông tin hữu ích có thể giúp bạn lựa chọn và sử dụng màn hình LCD tốt nhất!