Bỏ túi những cách chọn laptop cho sinh viên đơn giản mà hiệu quả nhất

Đời sinh viên luôn gắn liền với chiếc laptop, nó không chỉ đi theo chúng ta xuyên suốt từ 4 tới 6 năm đại học mà còn phục vụ cho công việc của chúng ta sau này nữa. Vì vậy việc biết cách chọn laptop cho sinh viên là cực kì quan trọng. Hãy cùng Acer bỏ túi những mẹo nhỏ để chọn được cho mình một chiếc laptop phù hợp, vừa đáp ứng nhu cầu học tập vừa đáp ứng được nhu cầu giải trí nhé.

Lựa chọn theo các thông số của máy

Cách chọn laptop cho sinh viên dựa trên cấu hình

Khi chọn laptop các bạn sẽ gặp rất nhiều các thông số của máy như trên. Tuy nhiên các bạn chỉ cần tập trung vào một số thông số chính như sau:

CPU

CPU là bộ vi xử lý của máy, nó giống cơ quan đầu não điều khiển mọi hoạt động của laptop. CPU có rất nhiều hãng và mỗi hãng có rất nhiều dòng khác nhau. Intel hiện tại là CPU được sử dụng thông dụng nhất và là sự lựa chọn an toàn cho các bạn không quá rành về công nghệ.

Dòng Intel Celeron và Intel Pentinum thường sẽ xuất hiện ở các máy tầm giá rẻ. Máy dùng cho các công việc đơn giản như lướt web, xem phim, soạn thảo văn bản và các game đơn giản.

Dòng Intel Core gồm ba nhóm quen thuộc cho các bạn sinh viên khi chọn laptop là i3, i5 và i7.

– Core i3, i5 là thích hợp nhất cho các bạn sinh viên chuyên ngành kinh tế và khoa học cơ bản. Từ Core i3 thế hệ thứ 8 là có thể bắn PUBG ở mức đồ họa thấp.

– Core i5 có tốc độ xung nhịp tối đa từ 3.5GHz trở lên thì thích hợp với chỉnh sửa hình và thiết kế cơ bản với Photoshop, Illustrator, Proshow Producer,…

– Từ core i5 thế hệ thứ 8 đến core i7 thế hệ mới thì đáp ứng được Illustrator nâng cao, Corel, Indesign nâng cao,…

Ngoài ra các bạn khi gặp các loại CPU thuộc dòng khác thì các bạn có thể tự tìm hiểu thêm.

RAM

RAM là bộ nhớ lưu trữ tạm thời. Khi laplop hoạt động, dữ liệu được truy xuất từ ổ đĩa và lưu giữ trên RAM để các ứng dụng và hệ điều hành có thể chạy được.

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng và chơi game thông thường, các bạn sinh viên nên chọn những mẫu laptop có ram tối thiểu 4GB. Tuy nhiên các bạn đang học về chuyên ngành thiết kế hay có ưa thích sử dụng các phần mềm thiết kế nên mua dòng có ram từ 8GB trở lên.

Ổ cứng lưu trữ dữ liệu

Có hai loại ổ cứng là HDD và SSD.

HDD có giá thành rẻ và khá thông dụng. Tuy nhiên khi chạy HDD sẽ rung nhẹ và ồn. Tốc độ mở game, mở ứng dụng sẽ mất tầm 1 phút hoặc nhiều hơn.

SDD là dạng ổ cứng mới có độ chống sốc tốt, hoạt động cố định và không gây ồn. Đặc biệt SDD khởi động máy và ứng dụng rất nhanh.  Tất nhiên SDD sẽ đắt tiền hơn HDD. Vì vậy đối với các bạn dùng Win 10 thì nên lựa chọn ổ cứng SSD.

Nếu bạn chỉ sử dụng máy để lưu trữ tài liệu cho học tập là chính thì chỉ cần dung lượng 256GB hay 512GB. Còn nếu thích lưu trữ hình ảnh hay video nhiều hoặc dân thiết kế thì nên chọn dung lượng trên 1000GB cho thoải mái.

Màn hình và card màn hình

Màn hình hiện tại có 4 kích thước thông dụng là 13.3”, 14”, 15.6” 17.3”. Độ phân giải gồm HD (1367×768), HD+ (1600×900), Full HD (1920×1080), 2K và 4K.

Card màn hình là bộ phận xử lí hình ảnh và đồ họa cho máy tính, bao gồm card Onboard (tích hợp) hoặc card rời. Card rời tối ưu và chi phí cao hơn là do nó tách rời khỏi bo mạch chủ của máy và hoạt động một cách độc lập. Nhờ vậy nó xử lí đồ họa tốt hơn và đem lại hình ảnh chân thực và sắc nét hơn.

Vậy nên cách chọn laptop tốt nhất cho sinh viên chuyên về thiết kế và đồ họa là máy có độ phân giải từ Full HD trở lên kèm với card màn hình rời. Còn đối với các bạn chỉ yêu thích thiết kế đơn giản với Photoshop hay Premiere thì dùng card tích hợp và màn hình HD thôi là tốt rồi.

Tham khảo thêm cách chọn laptop dựa trên nhu cầu sử dụng tại đây

Những lưu ý khác trong cách chọn laptop cho sinh viên

Nên ưu tiên những máy được cài sẵn hệ điều hành

Cách chọn laptop cho sinh viên có cài sẵn window

Việc cài đặt một hệ điều hành (window) mới hoàn toàn trên máy tính rất phức tạp, đặc biệt là cho dù cài được thì laptop còn phải cài đặt thêm nhiều driver khác để máy hoạt động được bình thường. Chưa kể cài các window lậu, không có bản quyền dễ khiến máy nhiễm vi rút. Vi rút có thể đánh cắp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng và khiến máy tính không hoạt động được bình thường.

Thiết kế linh hoạt và nhỏ gọn

Cách chọn laptop cho sinh viên có thiết kế linh hoạt

Về cân nặng, nên lựa chọn loại laptop có cân nặng tầm dưới 1.7kg vì thực sự nếu các bạn mang balo vừa có sách vừa đựng thêm chiếc laptop nặng thì thật sự rất mệt. Đi học về là ê ẩm cả người, đặc biệt là có thể làm hư balo nếu balo không tốt.

Nên chọn loại màn hình có thể mở rộng đến 180° để tăng độ an toàn khi sử dụng máy. Thiết kế mở rộng sẽ làm tăng độ linh hoạt và hạn chế hư hại khi lỡ va chạm.

Chọn màn hình bảo vệ mắt khỏi ánh sáng xanh

Cách chọn laptop cho sinh viên có chương trình bảo vệ mắt

Ánh sáng xanh từ màn hình máy tính có thể gây các tật về mắt, đau mắt thậm chí mất ngủ. Vậy nên các bạn nên chọn các loại laptop tích hợp sẵn phần mềm giúp lọc ánh sáng xanh để bảo vệ mắt tốt hơn.

Chúng ta vừa điểm qua một số cách chọn laptop cho sinh viên. Hi vọng các bạn sẽ chọn được cho mình một chiếc laptop phù hợp để đáp ứng được cả nhu cầu học tập lẫn giải trí cho mình nhé!