Tiêu chuẩn Ethernet không dây nào tốt nhất?

Trong tất cả tiêu chuẩn Ethernet không dây hiện có ngày nay, đây là thời điểm đặt tiêu chuẩn 802.11 b đầu tiên sang một bên. 802.11 b thì chậm hơn các phiên bản khác rất nhiều, phần lớn phần cứng 802.11b chỉ hỗ trợ tiêu chuẩn an ninh mạng không dây WEP đầu tiên (không an toàn lắm). Nếu dùng phần cứng 802.11 b trên cùng hệ mạng với phần cứng 802.11 g hay 802.11 n, bạn không thể sử dụng các tiêu chuẩn an ninh mạng không dây WPA hay WPA2 rất an toàn được hỗ trợ bơi các tiêu chuẩn không dây mới hơn này. Thậm chí nếu phần cứng 802.11b hỗ trợ WPA, chạy một sự hòa trộn các máy trạm 802.11b và 802.11g với router hay access point không dây 802.11 g sẽ làm chậm các máy trạm 802.11 g, trong một số trường hợp chọn tốc độ 802.11b.

Tiêu chuẩn Ethernet không dây nào tốt nhất?

802.11a cùng đã lỗi thời, dù tốc độ nó cao hơn 802.11b vấn đề chính với 802.11a là không khả năng kết nối các điểm nóng thuê bao công cộng ở sân bay, khách sạn, thư viện và những nơi công cộng khác do nó dùng tần số khác (5GHz) với 802.11 b và g (2.4GHz), những tiêu chuẩn này thường hỗ trợ cho các điểm nóng. Nếu cần hỗ trợ 802.11a để kết nối đến một mạng công ty, sử dụng thiết bị điều hợp mạng hai dải tần 802.11 a/g hay a/g/n.

802.11 g vẫn còn là một lựa chọn tuyệt vời cho lướt web hay chia sẻ tệp tin, nó cung cấp hỗ trợ đầy đủ cho các tiêu chuẩn an ninh không dây WPA và WPA2. Trong hình thức được Wi-Fi xác nhận (Draft 2.0 hay mới hơn), 802.11 n là cách tuyệt vời để đạt tốc độ nhanh hơn và phạm vi dài hơn. Nếu bạn thực sự cần tăng tốc độ và/hay phạm vi, nâng cấp access point (hay router không dây) cũng như thiết bị điều hợp không dây lên 802.11 n.

Bất kể loại mạng không dây nào bạn chọn, tôi đề nghị bạn chỉ quan tâm đến sản phẩm có giấy chứng nhận của Liên minh Wi-Fi để tránh các sự cố về tương hợp. Điều này rất quan trọng khi bạn dùng các thương hiệu phần cứng khác nhau trên một mạng không dây, như trường hợp khi bạn có máy xách tay và thiết bị cầm tay khác có tích hợp card mạng không dây 802.11 và sử dụng router hay access point không dây để kết nối chúng với nhau và vào Internet.

Bluetooth

Bluetooth là tiêu chuẩn tốc độ thấp, năng lượng thấp đầu tiên được thiết kế cho kết nối các máy tính xách tay. PDA, điện thoại di động, máy nhắn tin cho sự đồng bộ hóa dữ liệu và xác thực người dùng trong khu vực công cộng như là sân bay, khách sạn, nơi tổ chức sự kiện thể thao. Bluetooth cùng được dùng rộng rãi cho nhiều thiết bị không dây trên máy tính, như thiết bị điều hợp cho máy in, bàn phím, chuột (bàn phím và chuột Bluetooth của Microsoft bày bán tại nhiều cửa hàng bán phần cứng máy tính), máy quay video kỹ thuật số (DV camcorder), máy chiếu dữ liệu và nhiều thứ khác. Danh sách sản phẩm Bluetooth và các thông báo có sẵn tại website: www.bluetooth.com.

Thiết bị Bluetooth cũng dùng dải tần 2.4GHz mà Wi-Fi/IEEE 802.11b và 802.11g sử dụng. Tuy nhiên, trong nỗ lực tránh nhiễu với Wi-Fi, Bluetooth sử dụng phương pháp truyền tín hiệu được gọi là Quang phổ trải nhảy tần (FHSS: frequency hopping spread spectrum), chuyển tần số chính xác được dùng trong suốt phiên Bluetooth với 1.600 lần trong một giây qua 79 kênh mà Bluetooth sử dụng. Không giống như Wi-Fi được thiết kế để cho phép một thiết bị trở thành thành phần mạng, Bluetooth được thiết kế cho mạng tạm thời tùy biến (ad hoc) (được biết như các piconet) trong đó hai thiết bị kết nối đu lâu để truyền dữ liệu và sau đó ngắt kết nối. Tốc độ dữ liệu cơ bản được hỗ trợ bởi Bluetooth hiện nay là 1 Mbps, nhưng thiết bị có hỗ trợ tốc độ dữ liệu mở rộng (EDR: enhanced data rate) có thể đạt tới 3Mbps.

Phiên bản hiện nay của Bluetooth, phiên bản 2.1+EDR, hỗ trợ các kết nối dễ dàng hơn giữa các thiết bị như điện thoại và bộ tai nghe (một quy trình được biết như pairing), tuổi thọ pin cao hơn, bảo mật hơn những phiên bản cũ.

Vấn đề nhiễu giữa Bluetooth và IEEE 802.11b/g

Không kể tính chất nhảy tần của Bluetooth, các nghiên cứu cho biết Bluetooth (phiên bản 1.1) và thiết bị IEEE 802.11b có thể nhiễu lẫn nhau, đặc biệt cự ly gần (dưới 2 mét) hay khi người dùng sử dụng hai loại mạng không dây cùng thời điểm (như kết nối internet không dây 802.11b trên máy tính với bàn phím và chuột không dây Bluetooth). Mặc dù 802.11g không được nghiên cứu cụ thể, nó dùng cùng tần so với 802.11b và nhiễu giữa 802.11g và Bluetooth xảy ra trong những trường hợp tương tự. Nhiễu làm giảm băng thông và trong một so tình huống gây mất dữ liệu.

Bluetooth phiên bản 1.2 thêm nhảy tần thích ứng để giải quyết các sự cố nhiễu khi các thiết bị cách nhau nhiều hơn 1 mét (3.3 feet). Tuy nhiên, nhiễu cự ly gần (ít hơn 1 mét) van xảy ra. IEEE đã phát triển 802.15.2, một đặc tính kỹ thuật cho phép một mô hình cùng tòn tại 802.11b/g và Bluetooth. Nó dùng các phương pháp chia sẻ thời gian hay phân chia thời gian để cho phép sự tồn tại. Tuy nhiên, những đặc tính kỹ thuật này chưa phải là phần thực thi của 802.11b/g. Phiên bản Bluetooth 2.1 được thiết kế giảm thiểu nhiễu bằng cách sử dụng phương pháp nháy tương ứng được cải tiến, trong khi 3.0 thêm khả năng sử dụng các sóng vô tuyến 802.11 cho việc truyền tắc độ cao. Để tránh nhiễu giữa 802.11b/g/n (2.4GH:) và Bluetooth, tốt nhất là dùng chipset Bluetooth và 802.11 của cùng nhà cung cấp.

Các công ty phát triển chipset của Bluetooth lẫn 802.11, như Atheros và Texas Instruments (TI), đã phát triển các phương pháp tránh nhiễu và hoạt động cực tốt khi các sản phẩm là của một nhà sản xuất.